Phong thủy quan niệm nếu đặt sư tử đá không đúng vị trí, gia chủ có thể phải rước lấy tai họa.
Ở nhiều nước châu Á, sư tử là linh vật được thờ phụng nhiều nhất. Sư tử cũng được biết đến là chúa tể của muôn loài, với sự kiêu hùng, uy hiếp những loài động vật ăn thịt khác, những loài quấy nhiễu trong rừng.
Do đó, người xưa thường dùng sư tử làm linh vật trán trạch để trị tà, ngăn yêu ma. Người Trung Quốc quan niệm, vị trí của sư tử chỉ đứng sau rồng. Rồng là tượng trưng cho dòng dõi hoàng đế, còn sư tử là tượng trưng cho giới quý tộc, quan lại. Ở cổng Ngọ môn bao giờ cũng đặt một đôi sư tử đá để bảo vệ địa vị và quyền thế, đón khí vượng.
Bày sư tử đá theo đôi và đầu hướng ra phía trước cửa
Để đặt trong nhà có thể sử dụng sư tử bằng đá, bằng đồng, gốm, gỗ hoặc ngọc. Với mỗi loại sư tử đều có những tác dụng chống tà khí, đem lại khí lành, tạo ra sức mạnh cho ngôi nhà.
Tuy nhiên, chúng cũng tạo ra ảnh hưởng mạnh yếu tùy theo phương vị. Tác dụng hóa giải mạnh nhất là đặt sư tử đồng ở phương Bắc.
Để hỗ trợ âm – dương, khi bày sư tử luôn phải có đôi đực – cái, nếu chỉ đặt một con sẽ mất đi hiệu lực.
Thông thường thì con đặt bên trái là con đực, bên phải là con cái. Nếu không may một con bị vỡ (hỏng) thì phải thay cả đôi hoàn toàn, không dùng lại con cũ.
bày sư tử
Cặp sư tử để bàn dùng trừ tà khí trong nhà
Chú ý khi bày sư tử tại nhà, đầu phải hướng ra cổng chứ không được quay ngang hoặc quay vào trong nhà. Nếu phạm phải dễ dẫn đến linh vật quay lại cắn ngược chủ nhà. Trong phong thủy, người ta gọi như thế là tà khí tấn công hai bên sườn hoặc ‘đánh tập hậu’.
Sư tử được dùng cho những ngôi nhà ở vị trí không thuận lợi như đường cái chĩa vào nhà, hay ở gần nghĩa địa, bệnh viện.
Ngoài ra, những cặp sư tử nho nhỏ có thể hóa giải sát khí bên trong nhà như xà nhà, góc chéo (mũi tên độc).